Công ty bảo hiểm phá sản, khách hàng sẽ như thế nào?

Nhà nước luôn có những biện pháp kịp thời nhằm hạn chế tối thiểu những tổn thất có thể xảy ra nếu chẳng may doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ bị phá sản. Những biện pháp sẽ được áp dụng trong trường hợp xấu đó như sau:

Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm sang doanh nghiệp bảo hiểm khác

Căn cứ Điều 74, Luật kinh doanh bảo hiểm 2000 có quy định như sau:

“Điều 74. Chuyển giao hợp đồng bảo hiểm

1. Việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm của một hoặc một số nghiệp vụ bảo hiểm giữa các doanh nghiệp bảo hiểm được thực hiện trong những trường hợp sau đây:

a) Doanh nghiệp bảo hiểm có nguy cơ mất khả năng thanh toán;

b) Doanh nghiệp bảo hiểm chia, tách, hợp nhất, sáp nhập, giải thể;

c) Theo thoả thuận giữa các doanh nghiệp bảo hiểm.

2. Trong trường hợp doanh nghiệp có nguy cơ mất khả năng thanh toán, giải thể mà không thoả thuận được việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm cho doanh nghiệp bảo hiểm khác thì Bộ Tài chính chỉ định doanh nghiệp bảo hiểm nhận chuyển giao.”

Danh sách 18 công ty bảo hiểm nhân thọ tại Việt Nam | Money24h

Khách hàng sẽ mất tiền nếu DNBH phá sản?

Vì vậy, trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm giải thể, phá sản, thì doanh nghiệp bảo hiểm phải chuyển giao toàn bộ các hợp đồng bảo hiểm đã ký kết với khách hàng cho doanh nghiệp bảo hiểm khác theo thỏa thuận hay theo quy định.

Quyền lợi của khách hàng vẫn được đảm bảo đầy đủ sau khi được chuyển giao hợp đồng bảo hiểm theo quy định tại Khoản 2 Điều 75 của Luật này:

“2. Các quyền và nghĩa vụ theo hợp đồng bảo hiểm được chuyển giao không thay đổi cho đến khi hết thời hạn hợp đồng bảo hiểm”

Vì vậy, khách hàng tham gia bảo hiểm nhân thọ yên tâm là sẽ không bị mất tiền, mà hợp đồng vẫn tiếp tục có hiệu lực và các quyền lợi vẫn được bảo toàn.

Được quỹ bảo vệ người được bảo hiểm chi trả

Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm là quỹ được thành lập nhằm mục đích bảo vệ quyền lợi của khách hàng tham gia bảo hiểm trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm mất khả năng thanh toán hoặc bị phá sản. Quỹ được hình thành dựa trên cơ sở đóng góp hàng năm của các doanh nghiệp bảo hiểm tính theo tỷ lệ (%) doanh thu phí bảo hiểm giữ lại của các hợp đồng bảo hiểm gốc.

Căn cứ Điểm a, Khoản 1, Điều 106, Nghị định 73/2016/NĐ-CP quy định:

Điều 106. Nội dung chi của Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm

“1. Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm được chi cho các nội dung sau:

a) Trả tiền bảo hiểm, trả giá trị hoàn lại, trả tiền bồi thường bảo hiểm hoặc hoàn phí bảo hiểm theo quy định tại hợp đồng bảo hiểm mà doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán tại thời điểm Bộ Tài chính có quyết định về việc chấm dứt áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm, chi nhánh nước ngoài mất khả năng thanh toán) hoặc tại thời điểm Thẩm phán ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản (đối với trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản)”.

Như vậy, trong trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm bị phá sản, quyền lợi bảo hiểm của khách hàng sẽ được Quỹ bảo vệ người được bảo hiểm chi trả. Hạn mức chi trả tối đa 90% mức trách nhiệm của doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ, nhưng không quá 200 triệu đồng/người được bảo hiểm/hợp đồng theo quy định tại Điều 107, Nghị định 73/2016/NĐ-CP. Nên tìm hiểu thật kỹ trước khi tham gia nhé 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *