Có 4 vấn đề chính:
1. Bản thân bạn đã có Bảo hiểm nhân thọ chưa?
Ưu tiên nhất là nên tham gia BHNT với Người Được Bảo Hiểm là người trụ cột gia đình (cha/mẹ), và con cái sẽ đóng vai trò là Người Thụ Hưởng của hợp đồng. Bằng cách này, bạn sẽ đạt được 2 mục tiêu: bảo hiểm cho người lao động chính và tiết kiệm tiền cho con bạn sau này. Trong điều kiện tài chính có giới hạn, bạn nên ưu tiên tham gia BHNT cho bản thân trước khi tham gia cho con, hãy cho con bạn là Người Thụ Hưởng. Bằng cách này, con bạn sẽ luôn luôn là người được hỗ trợ tài chính. (Để biết thêm về vai trò của Người Được Bảo Hiểm và Người Thụ Hưởng, đọc bài viết Các Chủ Thể Trong Hợp Đồng Bảo Hiểm Nhân Thọ).
Tuy nhiên, nếu tài chính cho phép bạn nên tham gia một hợp đồng bảo hiểm riêng cho con để con được nhận đầy đủ quyền lợi. Dù tai nạn và bệnh hiểm nghèo ít khi xuất hiện ở trẻ em nhưng những bệnh lặt vặt khác như sốt xuất huyết, sốt siêu vi…cũng là tốn tiền viện phí. Trang bị bảo hiểm sức khỏe cho con sẽ được bồi thường những khoản tiền này.
2. Mua bảo hiểm cho con đến năm 18 tuổi hay 22 tuổi?
Có 2 mốc thời điểm quan trọng mà con bạn cần tiền, đó là khi con 18 tuổi và khi con 22 tuổi. Khi chọn thời hạn để kết thúc hợp đồng, bạn nên tính toán sao cho khi đáo hạn cũng là lúc tuổi của con cái nằm ở 2 mốc này.
- 18 tuổi: là thời điểm con vào Đại học
- 22 tuổi: là thời điểm con học tiếp lên Thạc sĩ/Tiến sĩ hoặc khởi nghiệp, kết hôn…
Một số hợp đồng đặc biệt cho phép linh động thời gian tham gia, nghĩa là bạn sau 10 năm bạn có thể rút mà không tốn chi phí rút trước hạn. Điều này giúp bạn dễ dàng trong việc chọn thời điểm đáo hạn hợp đồng và rút tiền cho con.
3. Chọn sản phẩm bổ sung
Mỗi gói hợp đồng BHNT bạn đều có thể tham gia kèm theo nhiều quyền lợi bổ sung khác nhau cho con.
Các SPBS thường thấy là Bảo hiểm Tai nạn, Bảo hiểm Bệnh Hiểm Nghèo, Bảo hiểm Chăm sóc sức khỏe, Hỗ Trợ Viện Phí, Hỗ Trợ Đóng Phí. Tùy theo tình hình tài chính và nhu cầu, ba mẹ có thể lựa chọn sản phẩm bổ sung phù hợp.
Thực tế cho thấy: Trẻ em dưới 6 tuổi rất dễ bệnh vì sức đề kháng kém, ba mẹ nên tham gia bảo hiểm sức khỏe cả quyền lợi về ngoại trú và nội trú cho con để không lo về chi phí điều trị. Bên cạnh đó, quyền lợi hỗ trợ đóng phí sẽ đảm bảo hợp đồng của con được tiếp tục nếu chẳng may ba mẹ (bên mua bảo hiểm) có rủi ro.
4. Giá trị hoàn lại khi hợp đồng đáo hạn
Số tiền tích lũy cho con sẽ bao nhiêu
Với mục tiêu là tiết kiệm cho con, bạn muốn sau này bé sẽ lãnh được bao nhiêu tiền?
Khi hợp đồng đáo hạn, khách hàng sẽ rút được tất cả số tiền đã đóng hàng năm (không bao gồm chi phí rơi), cộng thêm với lợi nhuận từ lãi suất mà công ty chi trả cho khách hàng, đây gọi là giá trị hoàn lại.
BHNT có tính lãi kép giống như Ngân hàng, vậy nên với 1 Giá Trị Hoàn Lại (GTHL) cho trước, ta có công thức tính ra số tiền bạn phải đóng phí BHNT:
Trong đó:
- FV: là GTHL khi hợp đồng đáo hạn
- PV: số tiền bạn phải đóng phí BHNT mỗi năm
- r: lãi suất thị trường
- n: thời hạn của hợp đồng bảo hiểm
Ví dụ: Hợp đồng có thời hạn 15 năm, bạn muốn sau này đáo hạn nhận được 1 tỷ, lãi suất thị trường đang là 8%/năm và giả sử lãi suất này không đổi trong suốt 15 năm hợp đồng.
Áp dụng công thức trên:
- FV = 1.000.000.000
- r = 0,08
- n = 15
- Ta tính ra được PV = 34 triệu đồng.
Nghĩa là bạn cần đóng phí BHNT 34 triệu mỗi năm trong 15 năm để nhận GTHL khoảng 1 tỷ.
Bên cạnh đó, khi chọn phí đóng BHNT cần cân nhắc đến điều kiện tài chính gia đình.
Trên thị trường có các loại hợp đồng cho phép bạn tăng/giảm phí đóng, giúp bạn điều chỉnh số tiền đóng phí trong thời gian tham gia để phù hợp với điều kiện tài chính gia đình, gọi là hợp đồng linh hoạt phí đóng.